Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước & giải pháp xử lý

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là vấn đề đáng báo động hiện nay. Tình trạng này xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước và giải pháp xử lý hiệu quả, hãy theo dõi bài viết sau đây.

Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước là gì?

Kim loại nặng là cụm từ dùng để chỉ những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3. Đặc biệt, kim loại nặng có số nguyên tử cao và thể hiện rõ rệt đặc tính của kim loại trong nhiệt độ phòng. Hiện nay, người ta chia kim loại nặng thành 3 loại. Gồm:

  • Kim loại có chứa các độc tính gồm: Crom, chì, thủy ngân, kẽm, niken,…
  • Kim loại quý gồm: Vàng, bạc, palladi, rutheni, kim,…
  • Kim loại phóng xạ gồm: Uranium, Radium, Polonium,…

LƯU Ý: Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây tác hại gì cho sức khỏe con người. Tuy nhiên khi tồn tại ở dạng ion sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước với những chất kịch độc. Qua đó, dễ đe dọa đến tính mạng con người.

Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước do đâu?

Nước bị ô nhiễm kim loại nặng bắt nguồn từ các nguyên nhân chính sau đây:

  • Một là, nước thải từ các hoạt động sản xuất chưa được xử lý hoặc xử lý chưa hiệu quả đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến cho các chất ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm. Lâu ngày dễ dẫn đến nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng.
  • Hai là, bắt nguồn từ các yếu tố tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng,… có chứa các kim loại nặng trong lòng đất.
  • Ba là, hoạt động sản xuất nông nghiệp không tuân thủ đúng quy trình. Thường lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng là tác nhân khiến các kim loại nặng độc hại ngấm sâu vào các tầng địa chất.

Điểm mặt một số kim loại nặng có trong nước

Người ta tìm thấy một số kim loại nặng có trong nước đó là:

Các loại kim loại nặng có trong nước
Các loại kim loại nặng có trong nước

Kẽm

Nằm trong nhóm kim loại nặng đầu tiên được nhắc đến chính là kẽm. Kẽm thường xuất hiện nhiều trong các hoạt động khai thác, luyện kim, khu công nghiệp,… Do đó, khi chất thải công nghiệp xả ra ngoài không qua xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Thủy ngân

Đây là một kim loại rất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cho nên trong các hoạt động khai thác và sản xuất như: Đèn pin, đèn hơi, đèn thắp sáng,… thủy ngân cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Chì

Chì gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh, sinh sản và thận. Kim loại này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: Gốm sứ, hàn, mạ điện, máy ảnh, điện tử,…

Crom

Đây là hợp chất xuất hiện nhiều trong các tổ chức sản xuất công nghiệp. Chủ yếu là từ nguồn nước thải trong công nghiệp. Crom cũng được xem là kim loại nặng nguy hiểm có trong nước nên mọi người phải hết sức chú ý.

Đồng

Là một nguyên tố vi lượng, nếu hàm lượng ít không gây nguy hại gì. Thế nhưng, hàm lượng cao sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong quá trình khai thác, đồng có thể bị nhiễm vào nước. Nếu nguồn nước không được xử lý sẽ gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Asen

Asen ở nồng độ cao dễ gây nguy hại đối với sức khỏe con người. Kim loại này thường được sử dụng trong quá trình luyện kim, đốt than, thuốc trừ sâu cho cây trồng,… Nếu không được xử lý hiệu quả, Asen xâm nhập vào mạch nước ngầm. Gây nguy hiểm cho con người khi sử dụng phải nguồn nước này.

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước và các tác hại nguy hiểm

Có lẽ, mọi người vẫn chưa lường hết những tác hại nguy hiểm của thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Do đó, với 23 tác hại dưới đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho những ai đang sử dụng nguồn nước này:

Tác hại nguy hiểm khi nước nhiễm kim loại nặng
Tác hại nguy hiểm khi nước nhiễm kim loại nặng

Tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe con người

Đối với những trường hợp sử dụng nước có nhiễm kim loại nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Khi cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nặng nề. Điển hình là tình trạng tổn thương não, co rút các bó cơ. Mặt khác, kim loại nặng khi tiếp xúc với màng tế bào sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA. Dẫn đến biến chứng thai chết lưu, dị dạng, quái thai gây ảnh hưởng nặng nề đến thế hệ sau.
  • Nước nhiễm kim loại dễ gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, việc hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn. Khiến sự sinh trưởng và phát triển bị kìm hãm. Lâu ngày sẽ làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh, rối loạn tim mạch,…
  • Có thể gây ra tình trạng khô miệng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn sắc tố da,… Thậm chí, nhiều trường hợp nặng còn bị lở loét chân tay, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch hay viêm bàng quang.
  • Gây rối loạn chuyển hóa canxi và làm xuất hiện các bệnh lý về xương. Như loãng xương, xương yếu, dị dạng xương, đau nhức khớp xương, viêm khớp,… Mặt khác, kim loại nặng còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm mũi, khứu giác bị mất nhận biết.
  • Một số kim loại nặng còn có thể gây ra biến chứng ung thư. Do đó, con người sẽ đối mặt với tình trạng ung thư da, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày,… Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) xem kim loại nặng là tác nhân chính gây ung thư ở người.

Gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống và sinh vật

Đây cũng được xem là tác hại nặng nề nhất do ô nhiễm kim loại nặng trong nước gây ra. Lúc này, các sinh vật sống bị ảnh hưởng như:

  • Nước có chứa kim loại nặng, đặc biệt là nước thải ngành công nghiệp. Các chất kim loại nặng như Ni, Cd, Cr, AS, Pb, Cu và Zn sẽ hòa tan trong môi trường nước. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sinh vật sống.
  • Có thể thấy kim loại tồn tại xung quanh môi trường sống của chúng ta. Nếu có nồng độ vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Chính vì vậy, mọi người cần nhận biết sớm tình trạng nước nhiễm kim loại để có giải pháp cải thiện hiệu quả.

Cách phát hiện ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Để kiểm tra và phát hiện tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Phương pháp hiệu quả và chính xác nhất đó là mang mẫu nước đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến xét nghiệm và kiểm tra. Mặt khác, bạn cũng có thể nhận biết kim loại nặng có trong nước thông qua có biểu hiện như:

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Dấu hiệu nhận biết tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước
  • Sắt: Sắt được xem là kim loại nặng hay bị nhiễm trong nước. Nước bị nhiễm sắt thường có màu vàng đục gần giống như màu phèn. Đi kèm với đó là mùi hôi, tanh của kim loại. Nếu nếm thử sẽ có vị chua.
  • Mangan: Đối với nguồn nước bị nhiễm mangan thường có mùi tanh, màu đục hoặc vàng. Đặc biệt, mangan thường tạo thành lớp cặn đen bám vào thành hoặc đáy của dụng cụ đựng nước.
  • Canxi: Nguồn nước bị nhiễm canxi có thể nhìn bằng mắt thường do nước rất trong. Tuy nhiên khi uống sẽ có vị khó uống, mùi bất thường. Trong trường hợp đun sôi sẽ thấy cặn màu trắng lắng ở đáy dụng cụ.

Giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước hiệu quả

Cần tìm kiếm những giải pháp xử lý nước nhiễm kim loại nặng hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh và sự vận động của con người. Chính vì vậy mà hiện có nhiều phương pháp được áp dụng.

Chẳng hạn như: Xử lý hệ thống sinh học, dùng chất xúc tác quang, phương pháp trao đổi ion,… Tuy nhiên, để tiện lợi hơn cho những hộ gia đình gặp phải tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Cách xử lý hiệu quả nhất được khuyến cáo sử dụng đó là dùng máy lọc tổng gia đình Hiaki Standard.

Giải pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Giải pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước hiệu quả bằng máy mọc tổng gia đình

Sản phẩm được sử dụng công nghệ lọc tiên tiến nhất hiện nay. Đó là công nghệ M3 Carbon, công nghệ lọc trao đổi ion và công nghệ AI. Đồng thời, máy lọc tổng còn được lập trình tự động với năng suất làm việc đạt 100% và đạt tiêu chuẩn NSF và JIS S3201 Nhật Bản. Toàn bộ hệ thống máy lọc tổng được lắp đặt và hoàn thiện tại Nhật Bản. Sau đó nhập khẩu nguyên bộ về Việt Nam nên máy lọc nước đảm bảo các ưu điểm:

  • Xử lý toàn bộ các kim loại độc hại còn tồn đọng trong nguồn nước như: Tàn dư thuốc trừ sâu, Đồng, Asen, Dioxin, Sắt, Mangan, Clo,… và các chất hữu cơ khác. Từ đó, mang lại nguồn nước sạch và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế về nước sạch.
  • Nước sau khi lọc sẽ loại bỏ được 100% các tạp chất khác như: Bùn đất, cặn bẩn,… Điều này giúp cho người sử dụng có nguồn nước trong, sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể an tâm khi nước chảy vào bồn chứa sẽ không gây hư hỏng dụng cụ vì nước đã được xử lý hiệu quả.
  • Bảo vệ tất cả các thiết bị trong quá trình sử dụng. Loại bỏ hiệu quả tình trạng hoen ố và gỉ sét.
  • Đảm bảo chuẩn hương vị của thực phẩm trước và sau khi thực hiện chế biến.
  • Có tính năng khử màu, khử mùi, khử vị vô cùng hiệu quả. Qua đó, giúp cho nước trong hơn, sạch hơn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Có khả năng giữ lại khoáng chất tự nhiên có trong nguồn nước. Nhờ đó đã cho ra nước ion canxi tốt cho sức khỏe. Nhất là những đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Do đó, việc dùng máy lọc nước Hiaki là lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
  • Chi phí đầu tư hợp lý, tuổi thọ sản phẩm cao, ít phải bảo trì – bảo dưỡng nhờ sử dụng sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó là việc lắp đặt hệ thống nhanh chóng, tiện lợi, gọn nhẹ. Giúp các gia đình có ngay nguồn nước an toàn để sử dụng hàng ngày.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Cũng như giải pháp xử lý hiệu quả nếu nguồn nước đang sử dụng có dấu hiệu nhiễm kim loại nặng.

Để được tư vấn kỹ hơn, mọi người có thể liên hệ đến Hotline: 0975 615 296.



from Hiaki Innovation https://ift.tt/jnXg0VT
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HIAKI INNOVATION – THÔNG BÁO THAY ĐỔI BÁO GIÁ LÕI LỌC 2023

Giá máy lọc nước nóng lạnh bao nhiêu tiền?

Hệ thống lọc nước công nghiệp và những điều bạn cần biết